Phương tiện di chuyển phổ biến nhất Việt Nam chính là xe máy. Sự tiện dụng, tiết kiệm và dễ dàng vượt qua những đoạn đường nhỏ trong thành phố là một ưu điểm được nhiều người lựa chọn sử dụng xe máy hơn các phương tiện khác. Chính vì sự bùng nổ của xe máy, kéo theo sự phát triển của các cửa hàng bán phụ tùng, linh kiện xe máy. Nếu bạn là người có niềm đam mê xe và có ý định mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây !

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy

Nghiên cứu thị trường kinh doanh phụ tùng xe máy

Nghiên cứu thị trường kinh doanh phụ tùng xe máy

Tương tự như những ngành nghề khác, khi mở cửa hàng phụ tùng xe máy, việc đầu tiên chính là phải nghiên cứu thị trường và xác định được đối tượng khách hàng hướng tới. Nếu đó là phụ tùng xe máy dành cho các dòng xe thông dụng thì khách hàng của bạn sẽ rộng hơn, từ người lao động phổ thông đến những người làm việc văn phòng,… Lúc này, bạn cần phải xem địa điểm bạn sẽ mở cửa hàng đã có ai kinh doanh giống mình chưa, nếu có thì quan sát xem họ đông khách hay không và mô hình họ kinh doanh phụ tùng xe máy như thế nào,…

Nếu như mô hình kinh doanh phụ tùng xe hướng đến các dòng moto phân khối lớn thì yêu cầu về linh kiện xe máy chất lượng và các tệp khách hàng sẽ khác. Linh kiện cho các dòng xe này sẽ khó tìm và giá thành sẽ cao hơn. Đồng nghĩa, đối tượng sử dụng dòng xe phân khối lớn cũng rất đặc biệt, những người chơi phân khối lớn thông thường sẽ giới thiệu cho nhau các địa chỉ bán phụ tùng uy tín. Vậy nên, nếu bạn chỉ có vốn mà chưa có mối quan hệ rộng rãi thì bạn nên hợp tác kinh doanh phụ tùng xe máy với một người bạn nào đó am hiểu ngành để có được thế mạnh của cả hai bên.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Bước kế tiếp cần thực hiện khi chuẩn bị mở cửa hàng kinh doanh phụ tùng xe máy đó chính là phải phân tích được các đối thủ cạnh tranh của mình. Bạn cần phải tìm hiểu các đối thủ tại nơi bạn đặt cửa hàng và trên các kênh bán hàng online như: Facebook, Zalo, Shopee,… Hãy ghé thăm trực tiếp các cửa hàng kinh doanh xe máy và phân tích các loại hàng hóa, giá cả, số lượng và đối tượng khách hàng của họ. Khi mà bạn đã có được dữ liệu này thì bắt đầu phân tích điểm mạnh, điểm yếu từ chính đối thủ cạnh tranh. Sau khi phân tích được, bạn có thể xây dựng được giá trị cốt lõi cho sản phẩm, dịch vù và tìm ra được lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng của mình.

Tìm kiếm nguồn hàng

Tìm kiếm nguồn hàng

Tìm kiếm nguồn hàng phụ tùng xe máy chất lượng và giá cả hợp lý là một điều rất quan trọng. Bởi vì nguồn hàng sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm mà bạn đang kinh doanh, kế tiếp là mực giá bán ra. Chính vì thế bạn cần dành thời gian để tìm hiểu kỹ và chọn ra những nguồn hàng phù hợp nhất với mình.

Ở ngoài thị trường có rất nhiều địa chỉ cung cấp sỉ phụ tùng xe máy với đầy đủ các loại và mức giá chênh lệch và khác nhau. Thông thường sẽ có 3 nguồn hàng chính, đó là:

  • Nguồn hàng từ hãng xe: Nếu bạn lấy hàng từ chính công ty sản xuất sẽ được hỗ trợ về giá và phí vận chuyển. Tuy nhiên, nhược điểm là bạn cần phải nhập hàng với số lượng lớn.
  • Nguồn hàng từ đại lý ủy quyền: Đây là đại lý tuyến dưới của công ty sản xuất, bạn có thể nhập số lượng tùy thích, dựa trên số vốn và quy mô của cửa hàng bạn.
  • Nguồn hàng từ nước ngoài: Chủ yếu sẽ được nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia,… Với mức giá rẻ, dễ dàng giao thương. Đây được xem là nguồn hàng phù hợp cho người có số vốn ít.

Đối với người mới bước vào kinh doanh thì lời khuyên là nên mua từ hãng hoặc các đại lý phân phối ủy quyền của các hàng xe trong hay ngoài nước. Mức giá sẽ cao hơn so với sản phẩm từ những nguồn hàng trôi nổi trên thị trường, nhưng đổi lại chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo tuyệt đối.

Xem thêm: Bí kíp kinh doanh hàng nội địa Trung Quốc siêu lãi

Lên kế hoạch tiếp thị

Lên chiến lược tiếp thị là bước không thể khi kinh doanh phụ tùng xe máy, bạn có thể áp dụng cả 2 kênh tiếp thị online và offline. Đối với tiếp thị online bạn hãy bắt đầu bằng cách thiết kế một website, Fanapge Facebook, Zalo hay các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee,… để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Để đạt hiệu quả hơn bạn nên chi tiền cho việc chạy quảng cáo hay chiến dịch SEO website.

Tiếp cận khách hàng trong khu vực bạn sinh sống thì hãy tham gia vào các hội chợ, triển lãm xe máy tại địa phương và các địa điểm lân cận. Đồng thời, bạn nên tham gia vào các hội, nhóm đam mê xe, chia sẻ các kinh nghiệm sửa chữa xe máy để quảng bá thương hiệu và sản phẩm kinh doanh của mình.

Kinh doanh phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn?

Tùy vào mô hình, tổng chi phí để mở cửa tiệm kinh doanh phụ tùng xe máy sẽ dao động từ 150 triệu đến vài tỷ. Các chi phí cơ bản sẽ bao gồm như:

Chi phí thuê mặt bằng

Chi phí thuê mặt bằng

Đối với các thành phố lớn, chi phí thuê mặt bằng là một con số không hề nhỏ, chưa kể là sẽ phải đóng cọc từ 3 tháng đến 1 năm đầu tiên. Chi phí cho trung bình thuê mặt bằng mỗi tháng trung bình sẽ từ 10-15 triệu và nếu phải cọc 3 tháng tiền nhà sẽ khoảng 30-45 triệu. Đối với trường hợp chỉ bán phụ tùng xe máy bằng hình thức online bạn sẽ tận dụng nhà ở hoặc thuê nhà ở khu vực rẻ hơn.

Chi phí cải tạo, trang trí cửa hàng

Để tạo ấn tượng và thu hút được nhiều khách hàng thì cần phải cải tạo không gian cho thật bắt mắt và chuyên nghiệp. Bạn sẽ phải chi tiền mua sắm tủ kệ, giá treo, phụ kiện trưng bày sản phẩm trong cửa hàng. Hàng hóa nên được trưng bày, ngăn nắp, gọn gàng trên các kệ để có thể tạo được thiện cảm và niềm tin với khách hàng. Đừng quá tiết kiệm cho việc trưng bày cửa hàng vì chi phí này cũng chỉ giao động khoảng 10 triệu đồng.

Chi phí lấy hàng

Đây chính là khoản chi phí lớn nhất bạn sẽ phải bỏ ra khi bắt đầu kinh doanh phụ tùng xe máy. Nguồn hàng linh kiện xe máy của bạn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào 2 yếu tố là sản phẩm mục tiêu và quy mô cửa hàng của bạn. Mỗi dòng xe sẽ sử dụng những loại linh kiện, phụ tùng khác nhau như phụ tùng cho tất cả các hãng xe, ắc quy cho xe máy, mâm xe ab 125… Để tránh hàng tồn kho quá nhiều, bạn cần phải xác định xem sẽ tập trung vào dòng xe nào, hãng nào và tuyệt đối không nên nhập những sản phẩm theo cảm tính.

Kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy cho thấy, mô hình cửa hàng càng lớn thì chi phí lấy hàng càng nhiều. Chi phí nhập phụ tùng ban đầu cho các cửa hàng quy mô nhỏ trung bình sẽ khoảng 70-100 triệu đồng và có thể tăng gấp đôi, thậm chí là gấp 3 đối với những quy mô lớn hơn. Nếu như cửa hàng bạn hướng tới kinh doanh phụ tùng xe phân khối lớn thì với số tiền trên bạn vẫn chưa thể để nhập hàng. Để tiết kiệm chi phí lấy hàng phụ tùng xe, bạn có thể liên hệ đến các đại lý sau để tham khảo các sản phẩm phụ tùng có mức giá ưu đãi nhất:

Thông tin website:

Chi phí nhân viên

Chi phí nhân viên

Để kinh doanh phụ tùng xe máy hiệu quả bạn phải kết hợp với sửa chữa và lắp đặt, chính vì thế bạn sẽ cần phải thuê thêm nhân viên. Với mức lương trung bình cho một nhân viên sửa xe hiện nay sẽ giao động từ 7-8 triệu đồng/tháng cho một người thợ. Quy mô cửa hàng càng lớn đồng nghĩa số lượng nhân viên sẽ nhiều. Để tối ưu khoản chi phí này bạn nên học một khóa học về sửa chữa xe máy và tự dựa vào khả năng của mình để tự lực cánh sinh, lấy công làm lời.

Vốn duy trì cửa hàng

Đây là khoản chi phí không thể không tính vào chi phí mở cửa tiệm phụ tùng xe gắn máy. Bởi thời gian ban đầu có thể chưa có khách hoặc lượng khách thiếu ổn định, doanh thu chưa đủ để bù đắp các chi phí cửa hàng. Ngoài ra, sẽ có những khoản chi cho quảng cáo, tờ rơi, đồng phục nhân viên, phần mềm quản lý bán hàng,… Khoản dự trù này sẽ rơi vào khoảng 20-30 triệu đồng là ổn.

Trên đây, Affinityresources đã chia sẽ đến bạn kinh nghiệm kinh doanh phụ tùng xe máy, cũng như giải đáp câu hỏi mở cửa tiệm phụ tùng xe máy cần bao nhiêu vốn? Hy vọng với những chia sẻ này giúp bạn có thêm tự tin và kiến thức để triển khai cho riêng mình. Chúc bạn thành công !