Nền tảng của kinh doanh hiệu quả luôn có sự dõi theo của những bản kế hoạch kinh doanh. Cho dù là mục tiêu trước mắt hay lâu dài, kế hoạch kinh doanh vẫn luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của một công ty, doanh nghiệp. Để bước khởi nghiệp của bạn được suôn sẻ và đi đến hiệu quả tốt nhất, đừng nên bỏ qua tổng hợp kinh nghiệm và lưu ý lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất mà Affinityresources dưới đây nhé.

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh tên tiếng Anh là Business Plan, được hiểu là những nội dung, một dạng tài liệu phác thảo chi tiết quá trình kinh doanh của một công ty, một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bản Kế hoạch kinh doanh bao gồm những định hướng, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh bán hàng, kế hoạch marketing… Nội dung kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu thì khả năng hiện thực hóa sẽ cao bấy nhiêu.

Kế hoạch kinh doanh là gì
Kế hoạch kinh doanh là gì

Thông thường, những bản Kế hoạch kinh doanh do các chủ doanh nghiệp hoặc các vị trí giám đốc điều hành, giám đốc marketing hay những người có vị trí liên quan thiết lập nên. Bản Kế hoạch kinh doanh có nhiều loại khác nhau, bao gồm các vấn đề chính yếu như: nguồn lực, tài chính, chiến lược bán hàng và marketing. Nó mô phỏng được tương lai hoạt động của công ty, doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đối đầu với các rủi ro, thách thức cũng như cơ hội trong tương lai.

Hiểu một cách đơn giản, kế hoạch kinh doanh là những mục tiêu, đường đi nước bước do các công ty, doanh nghiệp lập ran gay từ đầu nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh

Cho dù quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ở mức độ nào đi chăng nữa cũng không thể thiếu vắng những bản kế hoạch kinh doanh. Việc lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có. Nó sẽ giúp doanh nghiệp mô tả, phân tích các viễn cảnh tương lai kinh doanh. Là nơi để nhìn nhận và đánh giá lại rõ hơn tính khả thi của ý tưởng và dự án. Là bản định hướng các hành động cụ thể và giám sát thực hiện trong suốt quá trình khởi sự. Bản kế hoạch kinh doanh cũng là công cụ quan trọng để kêu gọi thêm đối tác, tìm nhà đầu tư tiềm năng…

Xét về mặt đối nội, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh chính là thước đo đánh giá quá trình hoạt động hiện tại của một công ty, doanh nghiệp. Giúp họ xác định thế mạnh họ đang nắm vững cũng như những điểm yếu cần khắc phục, cơ hội thị trường cần nắm bắt và những thách thức bên ngoài để đối phó…

Xét về mặt đối ngoại, xây dựng kế hoạch kinh doanh là tài liệu quan trọng để các đối tác, nhà đầu tư, khách hàng…nhận biết được quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó ra quyết định trong quá trình hợp tác về sau.

Tổng hợp kinh nghiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất

Nắm rõ lĩnh vực kinh doanh

Trước khi chuẩn bị lập kế hoạch kinh doanh, bạn nhất thiết phải nắm rõ ngành mà mình tham gia kinh doanh. Bạn cần nghiên cứu nó dưới hai hình thức: đọc tất cả mọi thông tin về ngành và nói chuyện với những người trong ngành; tìm hiểu về tất cả mọi thứ về doanh nghiệp cũng như ngành kinh doanh mà bạn đang có ý định theo đuổi.

Xác định các mục tiêu chính của kế hoạch

Một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể sẽ góp phần làm rõ tầm nhìn kinh doanh, chỉ dẫn bạn cách hoàn thiện tầm nhìn đó. Nếu bạn kinh doanh bằng vốn tự có, thì việc xây dựng kế hoạch kinh doanh là vì lợi ích của bạn. Nhưng nếu mục tiêu của bạn hướng tới tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, thì mục tiêu nhắm tới chính là các nhà đầu tư này. Chính vì thế, trước khi vạch kế hoạch, hãy xác định xem bạn có cần đến các nhà đầu tư bên ngoài hay không.

Xác định mục tiêu của kế hoạch kinh doanh

Hiểu rõ quan tâm của nhà đầu tư

Khi lập kế hoạch kinh doanh, việc xác định các nhà đầu tư tiềm năng, mức độ hiểu biết và quan tâm của họ trong lĩnh vực bạn định khởi nghiệp vô cùng quan trọng. Bạn cần nắm được những gì họ mong đợi từ một dự án đầu tư. Nhà đầu tư thường quan tâm đến 4 yếu tố sau:

  • Uy tín cá nhân: Doanh nghiệp của bạn muốn tạo dựng niềm tin bằng cách thể hiện bản thân thông qua cách ứng xử, hành vi đạo đức. Thì bản kế hoạch kinh doanh của bạn cũng cần phải thể hiện được những phẩm chất đó.
  • Hiểu biết về mô hình kinh doanh: Bạn cần nắm được các mô hình kinh doanh như: Mô hình B2B, mô hình B2C,…  Và khi lập kế hoạch kinh doanh nhất thiết phải trình bày rõ ràng nhiệm vụ, đặc điểm của sản phẩm và cách bạn sẽ tạo ra lợi nhuận. Bạn có thể căn cứ vào đối tượng để điều chỉnh bản kế hoạch sao cho phù hợp nhất.
  • Tự tin về tài chính: Trong bản kế hoạch kinh doanh, hãy nêu rõ những rủi ro đầu tư trong hoạt động kinh doanh của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải cho các nhà đầu tư thấy rằng, bạn có khả năng hoàn trả vốn cho họ cho dù hoạt động kinh doanh của bạn có đi đến chiều hướng xấu là thất bại.
  • Lợi nhuận đầu tư lớn: Các nhà đầu tư sẽ rót vốn vào doanh nghiệp, công ty của bạn khi họ thấy được tiềm năng kinh doanh thu lợi nhuận lớn. Tệ lắm cũng phải bằng 150% lãi suất ngân hàng.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng là vấn đề quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi lập kế hoạch kinh doanh cho công ty. Bạn cần tìm hiểu xem hình thái thị trường mà bạn đang nhắm vào như thế nào? Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh? Họ là những ai? Quy  mô họ như thế nào?…Để từ đó bạn có thể dễ dàng có kế hoạch đúng đắn cho tương lai hơn.

Tìm hiểu khách hàng trọng tâm

Khách hàng trọng tâm chính là đối tượng sẽ trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, công ty bạn. Vì vậy, một điều quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh là bạn xác định đối tượng mình sẽ phục vụ để có hướng đi thích hợp nhất trong tương lai.

Xây dựng các mục tiêu kinh doanh

Khi bạn đã nghiên cứu thị trường một cách kĩ lưỡng, bước tiếp theo trong chiến dịch xây dựng kế hoạch kinh doanh của bạn là xây dựng các mục tiêu kinh doanh. Cụ thể là mục tiêu về tài chính, bán hàng và tiếp thị cho sản phẩm.

Viết chiến lược kinh doanh cụ thể

Với những mục tiêu kinh doanh nhất định,  bạn phải xây dựng những chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu. Chẳng hạn như nên áp dụng những chương trình marketing ra sao? Thời gian áp dụng kéo dài tới bao lâu? Lượng vốn cần thu về là bao nhiêu? Cần bao nhiêu vốn kinh doanh?… Trong trường hợp bạn có quá nhiều thông tin thì công ty cần phải đầu tư thêm phần mềm quản lý dự án chuyên nghiệp để có thể sắp xếp và hệ thống lại chiến lược một cách khoa học và thông minh.

Hoàn thiện việc lập kế hoạch kinh doanh

Công việc hoàn thiện xây dựng kế hoạch kinh doanh trước tiên của bạn là hãy phác thảo một kế hoạch kinh doanh. Xem xét tất cả mọi khía cạnh của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó như thế nào đến kế hoạch kinh doanh của bạn. Thứ tự trình bày bản kế hoạch kinh doanh có thể theo mẫu như sau:

  • Tuyên bố sứ mệnh
  • Tóm tắt
  • Đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh
  • Thị trường mục tiêu
  • Kế hoạch tiếp thị
  • Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh
  • Dự thảo tài chính
  • Sơ yếu lý lịch những người đứng đầu công ty, doanh nghiệp
  • Đề xuất của bạn
  • Phụ lục

Những lưu ý cần tránh khi lập kế hoạch kinh doanh

  • Điều đầu tiên bạn cần tránh khi lập kế hoạch kinh doanh chính là đưa ra một số giới hạn về dự đoán cho tương lai dài hạn (trên 1 năm). Tốt nhất bạn nên gắn nó với những mục tiêu ngắn hạn và điều chỉnh bản kế hoạch khi công việc kinh doanh của bạn diễn ra. Bởi trên thực tế có rất nhiều thay đổi so với ý tưởng ban đầu của bạn.
  • Tránh lạc quan, hãy trở nên cực kì bảo thủ khi dự đoán về nhu cầu vốn, thời gian, doanh thu cũng như lợi nhuận. Chỉ có vài bản kế hoạch là dự đoán chính xác lượng tiền và thời gian cần thiết thôi. Và cũng đừng quên giải thích rõ ràng về các chiến lược của bạn trong tình huống kinh doanh không thuận lợi.
  • Đừng nên quá phụ thuộc hoàn toàn vào tính độc đáo của loại hình kinh doanh. Bởi sự thành công thường đến với những người bắt đầu kinh doanh với những lợi ích kinh tế to lớn, và không nhất thiết phải là những sáng kiến vĩ đại.

Lưu ý khi xây dựng kế hoạch kinh doanh

Một số công cụ hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hiệu quả đòi hỏi phải được nghiên cứu trong thời gian dài. Và nếu bạn đang đau đầu vì chưa biết nên bắt đầu từ đâu, những công cụ hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh dưới đây sẽ là cánh tay đắc lực nhất giải tỏa lo lắng của bạn:

Panda Doc

Panda Doc thực chất là một công cụ hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp, chuyên cung cấp các template tài liệu thuộc đủ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Trong bảng điều hướng của Panda Doc, bạn chỉ cần chọn ngành nghề của doanh nghiệp. Sau đó sẽ có những mẫu gợi ý dành riêng cho bạn.

ThoughtCo

ThoughtCo là công cụ hỗ trợ phát triển kế hoạch kinh doanh hiệu quả lý tưởng nhất dành cho những doanh nghiệp muốn có hình dung cụ thể về một bản kế hoạch thực tế. Đây là nơi bạn cần tìm đến bởi ThoughtCo đã dày công sáng tạo ra 1 sample riêng. Lấy công ty giả lập Acme Management Technology để trình bày cho công ty bạn một cách trực quan nhất những yếu tố cần có trong bản kế hoạch kinh doanh ngoài đời thực. Bạn chỉ cần tìm hiểu và đối chiếu với bản kế hoạch của doanh nghiệp mình xem phù hợp hay không.

BPlan

Không thua kém hai công cụ hỗ trợ xây dựng kế hoạch kinh doanh nói trên, BPlan thực sự hữu ích nếu bạn tham khảo các mẫu kế hoạch kinh doanh của họ. Với BPlan, bạn sẽ được tiếp cận với những bảng biểu gợi ý mà chỉ có công cụ này mới có. Bao gồm các bảng báo cáo tài chính và bảng miêu tả kế hoạch tài chính trong tương lai cho bạn tham khảo.

Trên đây là tổng hợp từ A đến Z những kinh nghiệm và lưu ý lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất từ những chuyên gia hàng đầu trong kinh doanh. Hy vọng nó sẽ là cẩm nang gối đầu giường cho những doanh nghiệp khi bắt tay vào khởi nghiệp kinh doanh. Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn trong việc lập ra kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, thì bạn hãy tham khảo ngay học viện đào tạo bán khóa học và kinh doanh online Khánh Hùng Academy. Khi tham gia vào khóa học, bạn sẽ được CEO Mona Media, có hơn 10 năm làm doanh nghiệp tham vấn trực tiếp về kế hoạch kinh doanh, bán hàng và Marketing thương hiệu của bạn một cách chi tiết và rõ ràng nhất.