Để có một buổi phỏng vấn tốt đẹp thì không chỉ các ứng viên phải chuẩn bị cho mình thật tốt về trạng thái, trang phục và cả các câu hỏi có thể xảy ra. Không chỉ ứng viên cần chuẩn bị mà ngay cả người phỏng vấn cũng cần điều này để tránh hỏi nhiều vấn đề không liên quan và tạo không khí ngột ngạt. Chính vì thế cả ứng viên và người phỏng vấn cần luyện tập và chuẩn bị trước cho mình những câu hỏi cơ bản để có thể phát triển trong buổi phỏng vấn. Dưới đây là các câu hỏi phỏng vấn mà các nhà tuyển dụng thường hỏi bạn mà chúng tôi tổng hợp được và cung cấp đến bạn.
Các câu hỏi nhà tuyển dụng dùng để nắm bắt thông tin của ứng viên
Khi vào buổi phỏng vấn, những câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn luôn luôn là để bạn tự giới thiệu về bản thân. Đôi khi những câu hỏi như thế này thì không chỉ dừng lại ở việc “Hãy giới thiệu về bản thân bạn”. Là một nhà tuyển dụng thông thái thì thường đặt ra những câu hỏi nhẹ nhàng, gần gũi cho thí sinh không bị áp lực.
- Hãy giới thiệu về bản thân của bạn?
- Bạn có sở thích gì?
- Những thành tích mà bạn đã đạt được trước đây?
- Mô tả chính xác về bản thân bạn
- Trong công việc bạn sẽ là người thích làm việc nhóm hay độc lập hơn?
- Bạn thuộc tuýp người lắng nghe tốt hay giao tiếp tốt hơn?
- Bạn có những kinh nghiệm gì trước đây? Mô tả về công việc bạn đã làm trước đó?
Các câu hỏi phỏng vấn để kiểm tra kỹ năng chuyên môn của ứng viên
Có kỹ năng chuyên môn là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các ứng viên tham gia muốn đậu phỏng vấn? Bạn phải thể hiện được trình độ kỹ năng chuyên môn của bản thân qua những câu hỏi như:
- Bạn đang theo học chuyên ngành gì? Trường nào? Tốt nghiệp chưa?
- Kinh nghiệm trước đây của bạn cho công việc này? Mô ta một chút về phong cách làm việc của bạn?
- Bạn biết sử dụng công cụ và phần mềm nào để hỗ trợ cho công việc sắp tới nếu được nhận vào?
- Bạn có biết sử dụng ngôn ngữ nào không?
Các câu hỏi phỏng vấn đánh giá thái độ của ứng viên
Ngoài việc tuyển dụng nhân sự cũng tìm kiếm được những ứng viên phù hợp với văn hóa của công ty, tránh thái độ gây ra nhiều vấn đề sau này, bộ câu hỏi đánh giá xem ứng viên có tiềm năng đối với môi trường làm việc của bạn đang muốn vào không nhé.
- Bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn khi bạn tham gia làm việc nhóm hay làm việc cá nhân?
- Môi trường làm việc như thế nào là điều bạn muốn và có thể phát triển tốt nhất năng suất của bạn?
- Trong dự án khó để động viên mọi người trong nhóm thì bạn có thể giúp được gì?
- Điều gì khiến bạn cảm thấy thích thú và muốn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?
- Bạn mong muốn được nhận điều gì nhất khi đến với công ty của chúng tôi?
- Lý do gì khiến bạn từ bỏ công việc trước đó?
- Nếu đã hết giờ làm việc mà bạn còn có khối lượng công việc lớn thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Các câu hỏi phỏng vấn tình huống, kiểm tra kỹ năng mềm
Kỹ năng một là một yếu tố cực kỳ quan trọng để xem rằng bạn có thực sự phù hợp với công ty không, bởi vì việc xử lý các vấn đề và tìm ra cách giải quyết nhanh là điều cực kỳ được chú trọng. Chính vì thế, những người có kỹ năng mềm tốt cũng thường có kỹ năng giao tiếp tốt và hòa nhập nhanh với môi trường làm việc mới.
- Bạn đã từng trải qua những mâu thuẫn với cấp trên chưa? Nếu có bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào?
- Bạn có sẵn sàng làm thêm giờ, tăng ca nếu công việc cần xử lý gấp không?
- Bạn có khả năng chịu được áp lực công việc không? Khi gặp vấn đề áp lực trong công việc thì bạn sẽ làm gì để vượt qua những điều đó?
- Khi làm việc nhóm có những quan điểm trái chiều với bạn, bạn sẽ xử lý như thế nào?
- Trong công việc tình huống khó khăn nhất bạn đã từng gặp phải là là gì và bạn đã giải quyết chúng bằng cách nào?
- Bạn có câu hỏi gì đặt ra cho chúng tôi, hay có thắc mắc gì khác không?
Những điều cần lưu ý của ứng viên trong buổi phỏng vấn
Ứng viên không trung thực trong câu trả lời: Có rất nhiều trường hợp một số ứng viên tìm cách để nói dối về các công việc tham gia trước đây và kinh nghiệm thực hiện của mình nếu biết nhà tuyển dụng có thể sẽ không kiểm tra thông tin chính xác. Ngoài ra, một vài ứng cử viên đã nghiên cứu từ trước một số câu hỏi và trả lời theo những gì mà nhà tuyển dụng mong muốn. Nếu bạn đang nghĩ rằng có lẽ họ chỉ đang cố gây ấn tượng tốt với bạn thì hãy thăm dò nhiều hơn bằng các câu hỏi sâu hơn và nêu ra các ví dụ cụ thể nhé.
Ứng viên không phù hợp với già trị của công ty mong đợi: Một người nhân viên sẽ phù hợp với doanh nghiệp của bạn nếu họ và bạn có cùng một giá trị hướng tới, cùng với phương pháp làm việc và mục đích lâu dài.
Ứng viên thiếu sự chủ động: Nhân viên mới cần biết cân bằng giữa những thói viên trong cách làm việc của bản thân với những ý tưởng mới trong công việc. Nếu ứng viên có dấu hiệu quá kiêu ngạo và thái độ làm việc không tốt “cái gì cũng không biết làm” ” cài gì cũng đợi nhắc” thì bạn nên nhắc nhở và xem xét lại thái độ của người nhân viên đó.
Ứng viên không tôn trọng các chính sách của công ty: Nếu có thắc mắc về chính sách công việc là một chuyện nhưng bày tỏ thái độ thiếu tôn trọng với chính sách lại là ở một chuyện khác. Kinh nghiệm làm việc của mỗi ứng viên sẽ tiết lộ họ có tuân theo chính sách của công ty và đưa ra được các đề xuất để cùng nhau cải thiện vấn đề đó không.
Nhà tuyển dụng cần tạo không khí thoải mái. Bạn nên giúp ứng viên đỡ căng thẳng, lo lắng trong buổi phỏng vấn. Hãy để cho buổi phỏng vấn của bạn diễn ra thật tự nhiên. Nếu buổi phỏng vấn kéo dài, bạn có thể nói với ứng viên một vài câu như: Bạn muốn dùng chút café hay nước lọc không?
Nhà tuyển dụng tạo không khí không bị căng thẳng cho ứng viên: Bạn nên giúp các ứng viên bớt căng thẳng, lo âu trong buổi phỏng vấn. Hãy để buổi phỏng vấn diễn ra được tự nhiên nhất. Nếu buổi phỏng vấn kéo dài thì bạn nên hỏi ứng viên của mình một số câu như: Bạn có muốn uống một chút nước lọc hay cà phê không?
Nên có nhiều hơn một người tham gia phỏng vấn: Nếu điều kiện cho phép thì bạn nên mời một số người có liên quan tham gia vào buổi phỏng vấn để có cái nhìn nhận khách quan và tháo đáo về ứng viên của mình. Ngoài các cấp quản lý thì nên đề cử đại diện phòng nhân sự, trưởng bộ phận,… để tham gia đánh giá trình độ chuyên môn và thái độ khi tiếp xúc với ứng viên trong quá trình phỏng vấn.
Nhà tuyển tránh đặt mục tiêu tìm ứng viên quá hoàn hảo: Có nhiều nhà tuyển dụng thường đặt kỳ vọng vào ứng viên quá cao tìm ra một nhân viên hoàn hảo, đáp ứng được tất cả những yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này thật sự khó bởi dù đã làm tốt một công việc nào đó từ lâu thì cũng sẽ không tránh khỏi những lúc mắc phải sai lầm. Vì thế, nếu tìm được ứng viên đáp ứng 70% yêu cầu thì bạn nên cho người ứng viên một cơ hội thể hiện bản thân và phát triển lâu dài có thể đánh giá được năng lực của người đó sau.
Ngoài ra để có thể gây ấn tượng cho người tuyển dụng, bạn có thể thể hiện các trình độ tiếng anh của mình để cho người phỏng vấn thấy được rằng bạn là một người có tiềm năng. Các khóa học tiếng anh thương mại tại E-Talk là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn để bạn có thể trau dồi kiến thức và gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Tóm lại, một buổi phỏng vấn cả hai bên là ứng viên và người tuyển dụng đều muốn được diễn ra trong không khí vui vẻ và thoải mái nhất. Bên trên là những câu hỏi thưởng sẽ được để cập trong buổi phỏng vấn của bạn, hy vọng bạn có thể luyện tập và chuẩn bị thật tốt để được được kết quả như mong muốn.