Tùy theo điều kiện thời tiết, điều kiện kinh tế và mục đích nuôi trồng mà các chủ nông trại sẽ áp dụng các mô hình nhà lưới nông nghiệp khác nhau. Bài viết này, AffinityResources sẽ giúp bạn tổng hợp các mô hình nhà lưới trồng rau phổ biến. Với từng mô hình sẽ có những ưu và nhược điểm gì?

Nhà lưới trồng rau là gì?

Nhà lưới trồng rau là gì?

Nhà lưới trồng rau là một kiểu cấu trúc nhà được xây dựng bằng các khung, cột đỡ làm từ chất liệu kim loại như gang, thép, gỗ, nhựa cứng chất lượng cao và có lưới bao bọc xung quanh.

Các mô hình nhà lưới chủ yếu được ứng dụng trong nuôi trồng rau, cây giống nông nghiệp. Thi công nhà lưới nông nghiệp để che nắng, che mưa, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp của cây với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và sự xâm nhập của những loài có hại. Nó cũng có thể được sử dụng để làm nhà trú ngụ ngoài trời cho một số loại gia súc, gia cầm.

Lợi ích của việc sử dụng nhà lưới trồng rau

Tạo môi trường cho rau phát triển được quanh năm

Không gian bên trong nhà lưới có những điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa và các yếu tố khác thuận lợi để cây trồng phát triển. Lưới giúp che chắn ánh nắng khi cường độ của nó quá gay gắt đến mức làm héo hay cháy lá vào mùa hè. Ngăn chặn các tia sáng có hại đến cây trồng như tia cực tím, tia UV.

Nhà lưới làm giảm cường độ của các trận mưa giông tác động trực tiếp lên rau củ. Đây là những loài thực vật mỏng manh, dễ bị dập nát bởi những trận mưa giông, mưa đá. Khi mưa tiếp xúc với lớp lưới, hầu như chúng sẽ được giữ lại một khoảng thời gian trên các mắt lưới. Sau đó sẽ men theo các đường vân mà chảy xuống bề mặt rãnh nước. Một số ít lọt qua mắt và rơi xuống bề mặt bên trong nhà. Tuy nhiên, lượng nước mưa rơi vào trong nhà không quá nhiều và tốc độ rơi của chúng sẽ không ảnh hưởng đến rau.

Nhà lưới cũng có thể giúp ngăn chặn phần lớp sự tác động của các yếu tố môi trường khác như sương muối, mưa axit và gió.

Trồng được nhiều loại cây

Trồng được nhiều loại cây

Nhà lưới hầu như có thể làm được mọi công việc trong canh tác nông nghiệp như làm địa điểm gieo trồng cây giống; nuôi trồng được tất cả các loại rau xanh ăn lá, một số loại ăn củ, quả; các loài hoa cảnh như hoa hồng, lay ơn, thược dược, đồng tiền… Vì vậy, ngoài trồng rau, nó còn được sử dụng để trồng hoa.

Đây còn là môi trường lý tưởng để chủ nông trại thử nghiệm những giống loài cây mới.

Bảo vệ cây trồng khỏi sâu bọ, động vật 

Các loài côn trùng như bướm đêm, ong vàng, bướm trắng, rệp, bọ cánh cứng… luôn là mối bận tâm của người làm nông. Họ phải kết hợp thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ nông trại ở cả ban ngày và ban đêm.

Không chỉ có côn trùng, các loài động vật như trâu, bò, mèo, chó, vịt, chuột chũi, sóc, các loài gặm nhấm… cũng thích tấn công các cánh đồng rau xanh. Có thể chúng sẽ không ăn nhưng lại thích đào bới và dẫm lên các luống rau. Nhờ vào việc làm nhà lưới trồng rau bao quanh sẽ hạn chế được sự xâm nhập vào bên trong của chúng. Thông thường, các loài này sẽ đổi hướng di chuyển hay đối tượng phá hoại khi gặp vật cản.

Các mô hình nhà lưới trồng rau và những loại lưới được dùng nhiều nhất

Tại các nông trường Việt Nam ghi nhận hai mô hình nhà lưới trồng rau phổ biến nhất đó là nhà lưới trồng rau kín và nhà lưới trồng rau hở. Tùy theo đặc điểm về thời tiết, mùa vụ, loại cây trồng và điều kiện kinh tế mà người nông dân sẽ lựa chọn mô hình phù hợp.

Về các loại lưới trồng rau, nông dân sẽ ưu tiên chọn những loại có chất lượng cao, sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến như lưới của HSIA Cheng. Đây chắc hẳn là thương hiệu quen thuộc với nhiều chủ nông trại tại Việt Nam và hơn 50 quốc gia khác trên thế giới.

HSIA Cheng trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển đã mang đến những sản phẩm lưới nông nghiệp chất lượng cao cho nông dân. Các loại được sử dụng phổ biến nhất trong nông trại, làm nhà lưới đó là lưới chống côn trùng, lưới che nắng dệt thoi, lưới che nắng dệt kim, lưới chống cỏ.

Trong đó, lưới chống côn trùng, lưới che nắng dệt thoi và lưới che nắng dệt kim là 3 loại được sử dụng nhiều nhất cho bộ phận lợp của các mô hình nhà lưới.

Mô hình nhà lưới trồng rau kín

Đặc điểm

Mô hình nhà lưới kín là công trình được bao phủ kín 100%. Lưới sẽ được dùng để làm mái che, tường che hai bên và cả phần cửa ra vào. Mục tiêu của mô hình này là hạn chế tối đa sự xâm nhập bất hợp pháp của các loài có hại.

Mô hình này phần mái có thể được thiết kế dạng vòm, mái nghiêng hai bên hình tam giác hoặc mái bằng. Tuy nhiên, hai thiết kế đầu sẽ được ưu tiên hơn cả. Chúng giúp điều hòa nhiệt độ và thoát nước trên mái tốt hơn là mái bằng.

Chiều cao của các cột trụ sẽ nằm trong khoảng 3.5m – 4m. Mái cao lên từ 0.5m – 1m. Cột trụ được làm từ gang, thép có lớp mạ bảo vệ, bê tông, gỗ hoặc nhựa cứng chất lượng cao.

Ưu nhược điểm của nhà lưới nông nghiệp kín

Ưu điểm của mô hình này là:

  • Ngăn chặn được phần lớn sự xâm nhập của các loài côn trùng và động vật không cần thiết, lưu giữ được những loài có ích bên trong.
  • Điều kiện thời tiết được kiểm soát nên có thể tăng vòng xoay thời vụ cho nhiều loại cây.
  • Chất lượng dinh dưỡng trong rau vẫn được đảm bảo tốt.

Nhược điểm của mô hình này đó là không gian kín nên không thể tránh khỏi hiện tượng bí khí vào những ngày nhiệt độ nóng bức nhất trong năm. Để hạn chế sự tác động đến sinh trưởng của rau, các chủ nông trại sẽ tiến hành mở lưới ở khu vực hai bên trong một khoảng thời gian phù hợp trong ngày. Như vậy, nhiệt vừa có thể thoát ra ngoài mà rau cũng không phải chịu cường độ ánh nắng lớn.

Mô hình nhà lưới trồng rau hở

Mô hình nhà lưới trồng rau hở

Đặc điểm

Mô hình nhà lưới trồng rau hở chỉ sử dụng lưới để che chắn phần mái và một phần không gian hai bên. Mục đích của mô hình này chủ yếu là để ngăn chặn những tác động của môi trường như ánh nắng và mưa chứ không có tác dụng ngăn côn trùng như nhà lưới kín. Thiết kế khung và mái của mô hình này cũng tương tự như mô hình nhà lưới kín.

Ưu nhược điểm của mô hình nhà lưới nông nghiệp hở

Ưu điểm của mô hình này đối với canh tác cây trồng là:

  • Ngăn chặn những tác động trực tiếp của ánh nắng cường độ cao, mưa lớn đến cây trồng.
  • Đảm bảo độ thông thoáng cho toàn bộ cây trồng bên trong do có khoảng không gian lớn tiếp xúc với môi trường.
  • Quy trình thi công thiết kế sẽ đơn giản hơn do chỉ cần lợp một phần lưới và cố định chúng trực tiếp trên khung.
  • Tiết kiệm chi phí hơn so với mô hình kín.

Nhược điểm của mô hình này đó là không ngăn chặn được côn trùng, sâu bọ và động vật gây hại. Do vậy, chủ nông trại cần kết hợp nhiều biện pháp kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt chúng.

Trên là những loại lưới nông nghiệp và các mô hình nhà lưới trồng rau được áp dụng rộng rãi nhất tại các nông trường Việt Nam, nếu có nhu cầu thi công nhà lưới bạn có thể liên hệ Công ty lưới nông nghiệp Hsia Cheng để được tư vấn chi tiết. Mong rằng qua bài viết, các chủ nông trại sẽ xây dựng được mô hình phù hợp với kế hoạch canh tác của mình.