Táo bón ở trẻ em có nhiều nguyên nhân, và việc trang bị cách chữa trị bé táo bón cho các bậc phụ huynh là điều cần thiết để bảo vệ con em mình. Táo bón là triệu chứng không phải hiếm gặp ở các bé, và đang ngày càng gia tăng do sự thiếu cân bằng trong thực đơn dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu táo bón là gì và cách trị bé táo bón cho bé thường xuyên an toàn và hiệu quả.
Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng một người đi tiêu khó khăn hoặc không thường xuyên. Về mặt khoa học, một người được coi là bị táo bón khi nhu động ruột dẫn đến việc đi ngoài một lượng nhỏ phân khô, cứng, thường ít hơn ba lần một tuần. Quá trình đào thải phân ở người bình thường có thể diễn ra ba lần một ngày hoặc ba lần một tuần; tuy nhiên còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Táo bón là tình trạng thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, có thể khắc phục dễ dàng. Nhưng nếu không có biện pháp chữa trị có thể dẫn đến mãn tính. Nếu vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, người mắc cần có cách trị táo bón hiệu quả hoặc đi đến gặp bác sĩ, tránh để hậu quả nặng nề về sau.
Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ?
Khác với người lớn, trẻ em có nhiều nguyên nhân bị táo bón. Hoặc đôi khi triệu chứng không có lý do rõ ràng. Dưới đây là một số nguyên nhân mà các bé táo bón là:
- Không ăn đủ thực phẩm giàu chất xơ như trái cây và rau.
- Không uống đủ nước.
- Cảm thấy áp lực hoặc thường xuyên bị gián đoạn khi đi ngoài. Nguyên nhân có thể từ trong khi tập ngồi bô (hoặc đi vệ sinh).
- Việc cảm thấy lo lắng hoặc bồn chồn về điều gì đó – chẳng hạn như chuyển nhà, hoặc bắt đầu đi nhà trẻ hoặc trường học cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con, gây nên triệu chứng.
Nếu bé táo bón, chúng có thể cảm thấy đau khi đại tiện, từ đó trẻ càng không muốn cố gắng đi đại tiện và dấu đi bố mẹ. Điều này lặp đi lặp lại có thể tạo ra một vòng luẩn quẩn; càng nhịn, khiến con càng bị táo bón.
Dấu hiệu nhận biết bé táo bón
Các dấu hiệu bé táo bón dễ nhận biết mà gia đình nên chú ý. Nếu con bạn có một trong những triệu chứng sau đây, cần phải quan sát và có cách trị táo bón cụ thể trước khi bệnh nặng thêm
- Không đi đại tiện ít nhất 3 lần trong tuần trước.
- Phân của trẻ to và cứng.
- Phân của trẻ có hình dạng giống như “phân thỏ” hoặc viên nhỏ
- Con bị căng thẳng hoặc đau đớn khi đi tiêu.
- Con bị chảy máu trong hoặc sau khi đi đại tiện, nguyên nhân bởi phân của trẻ lớn và cứng.
Nếu con bạn trên còn nhỏ, quần bẩn cũng có thể là một dấu hiệu, vì phân chảy nước có thể ra ngoài xung quanh phân cứng, táo bón. Điều này được gọi là làm bẩn tràn.
Hậu quả của táo bón ở trẻ
Mặc dù bé táo bón có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu gia đình không tìm cách trị táo bón và để chuyển thành mãn tính, hậu quả để lại là vô cùng nặng nề cho sức khỏe của trẻ:
Trẻ bị táo bón có nguy cơ bị trĩ cao
Việc đi đại tiện sẽ trở nên khó khăn đối với bé táo bón lâu ngày, khiến các tĩnh mạch vùng hậu môn và quanh trực tràng bị giãn, lâu ngày các tĩnh mạch sẽ bị sưng thành các búi trĩ. Các búi trĩ sẽ hình thành ở vị trí bên trong hoặc ngoài hậu môn, hoặc trực tràng của trẻ. Dẫn đến cảm giác đau, thậm chí chảy máu khi trẻ đi vệ sinh.
Dễ gây vết nứt hậu môn
Khi đi ngoài ra phân cứng khô, ngoài vấn đề có thể gây rách niêm mạc ống hậu môn, thì các lớp cơ thắt hậu môn cũng sẽ bị ảnh hưởng và bị rách, gây nên vết nứt hậu môn. Đặc biệt, trẻ con sẽ dễ bị tổn thương hơn do niêm mạc da mỏng, khi bị táo bón rất dễ gặp biến chứng vết nứt hậu môn.
Trẻ em bị táo bón lâu ngày gây nên tình trạng ứ phân
Một trong những hậu quả nghiêm trọng khác của táo bón ở trẻ là tình trạng ứ phân. Đây là hiện tượng khi phân không được thải ra ngoài, từ đó tích tụ bên trong ruột, và tạo thành nhiều khối gây tắc nghẽn, khó thải ra ngoài.
Dễ gây nên sa trực tràng từ sớm
Việc bé táo bón lâu ngày sẽ khiến trẻ thường xuyên dùng lực để đi đại tiện, lâu ngày làm cho một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng sa xuống, trượt ra khỏi vùng bình thường và nặng hơn có thể bị sa trực tràng ra ngoài.
Là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, chậm tăng trưởng
Bé táo bón sẽ dẫn đến đường ruột không thông, từ đó đầy hơi, chướng bụng gây nên cảm giác chán ăn, chậm phát triển, nếu không chữa trị kịp thời có thể khiên con mắc suy dinh dưỡng mãn tính.
Trẻ không còn nhu cầu đi ngoài
Bé táo bón lâu ngày sẽ khiến trẻ bị đau bụng vì tình trạng ứ phân, đau đơn làm mất phản xạ đi ngoài, hơn nữa còn làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại tràng khi trưởng thành. Trong trường hợp nghiêm trọng, các bạn cần thuê xe cấp cứu để chữa trị kịp thời.
Đi ngoài chảy máu
Trẻ em bị táo bón phân thường khô, khuôn phân gồ ghề, dễ dẫn chà sát lên niêm mạc hậu môn gây xước và chảy máu, tạo nên thương tổn mỗi lần đi ngoài. Mức độ chảy máu ít hay nhiều còn phụ thuộc vào thành niêm mạc mỏng hay dày, độ sắc, độ rắn của phân.
5 cách trị táo bón thường xuyên an toàn và hiệu quả cho bé
Tuy không gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh nhưng khi gặp tình trạng này sẽ tạo ra rất nhiều cản trở cho sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con nên cha mẹ cần tham khảo những cách trị bé táo bón sau đây:
Cho trẻ uống nhiều nước
Mất nước thường xuyên là nguyên nhân chính gây nên táo bón. Khi trẻ đi ngoài không được, cha mẹ cần phải chú ý cho con uống nước nhiều, đủ dung lượng phù hợp cho một ngày và tránh để bị mất nước, đây là cách trị bé táo bón đơn giản mà hiệu quả nhất.
Bổ sung chất xơ
Với một khẩu phần ăn giàu chất xơ sẽ giúp hỗ trợ khả năng vận động của ruột, ngoài ra còn khiến cho trẻ hình thành phân mềm và xốp giúp dễ đi qua đường ruột, tránh tình trạng khó khăn khi đi ngoài.
Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ hơn, chẳng hạn như trái cây, rau, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì. Nếu con bạn không quen với chế độ ăn nhiều chất xơ, hãy bắt đầu bằng cách bổ sung chỉ vài gam chất xơ mỗi ngày để ngăn ngừa đầy hơi và chướng bụng.
Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn ngày nay có thể giúp điều trị và hỗ trợ táo bón ở trẻ em một cách hiệu quả. Đôi khi các vấn đề khi đi ngoài khó khăn của bé đến từ việc mất cân bằng của vi khuẩn trong đường ruột. Việc bổ sung cho bé các thực phẩm chức năng hay thức ăn lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh, kẹo lợi khuẩn,… hay các loại thuốc cũng là điều rất tốt.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Cách trị bé táo bón bằn các bài thuốc dân gian là biện pháp an toàn, thường được người lớn sử dụng vì tính chất lành tính và có thể áp dụng tại nhà. Đó là các bài thuốc sử dụng những nguyên liệu dễ tìm có tính chất mát, giải độc, nhuận tràng cho trẻ như rau má, rau mồng tơi, rau dền và các loại khoai lang, khoai tây,… Tuy nhiên, điểm lưu ý là những phương pháp dân gian thường có hiệu quả chậm, chỉ áp dụng cho trường hợp táo bón nhẹ.
Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ
Thường xuyên dành thời gian để khuyến khích con đi ngoài đúng giờ vào những thời điểm trong ngày, đặc biệt là sau bữa ăn để. Nếu cần thiết, hãy cung cấp một chiếc ghế để con bạn cảm thấy thoải mái khi ngồi trên bồn cầu và có đủ lực để đẩy phân ra ngoài.
Trên đây là bài chia sẻ các thông tin cần thiết cho bố mẹ về táo bón ở trẻ con, nguyên nhân và cách trị bé táo bón. Tuy nhiên nếu triệu chứng không thuyên giảm, thì gia đình vẫn nên đưa con đi khám ở các trung tâm y tế gần nhất và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ để bé con nhanh chóng khỏe mạnh. Nếu cần dịch vụ thuê xe cấp cứu uy tín chuyên nghiệp, hãy liên hệ đến Cấp Cứu Vàng để được hỗ trợ nhanh nhất.