Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ muốn làm giàu nhanh chóng nên tự mình khởi nghiệp. Tuy nhiên, mới chỉ một thời gian ngắn sau khi khởi nghiệp đã không “đứng vững”, dẫn đến phá sản. Nguyên nhân là do thiếu kinh nghiệm về nhiều mặt. Do đó, để tránh bước vào những sai lầm đã vấp phải, các bạn trẻ hãy lắng nghe kinh nghiệm khởi nghiệp cho một start up của các anh chị đi trước, để trang bị cho mình những bài học hữu ích, có thể đi đến thành công trong tương lai.
Khởi nghiệp là tốt, có ý chí làm giàu cũng là tốt. Nhưng khởi nghiệp sẽ luôn gặp những vấn đề rất khó khăn và vất vả, cộng với hàng trăm thứ lo toan cần phải gánh và hàng ngàn thứ phải tạm đặt sang để chính thức bắt đầu công việc kinh doanh. Vì vậy, bạn phải có 1 niềm đam mê mãnh liệt để thôi thúc bản thân phải bứt phá, phải tạo dựng một cửa hàng để kinh doanh cho riêng mình.
Tại sao nên khởi nghiệp?
Khởi nghiệp có nghĩa là bạn đang có ý định tự mình có một công việc kinh doanh riêng, muốn tự mình làm và quản lý, tự kiếm thu nhập cho mình. Khi khởi nghiệp cũng có nghĩa là bạn đang tạo ra giá trị có lợi cho cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước. Đặc biệt, khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội, nâng tầm phát triển.
Hầu hết, những bạn trẻ muốn khởi nghiệp là do muốn được thử thách và chứng tỏ bản thân. Việc thử thách bản thân trước những dự án kinh doanh sẽ mang lại phấn khích lơn, chứng tỏ cho mọi người thấy mình có năng lực có thể làm được việc to lớn. Chứng minh cho mọi người thấy tầm nhìn, khát vọng của mình là có giá trị.
Khởi nghiệp cũng chính là một giải pháp hoàn hảo để giúp người trẻ nhắc nhở hàng ngày, kiềm chế và kiên nhẫn hơn. Sự kiên trì và nhẫn nại sẽ giúp bạn đi đến thành công.
Khi khởi nghiệp, người trẻ cũng sẽ tự do hơn về thời gian, không còn gò bó 1 ngày 8 tiếng ngày làm ở văn phòng nữa. Nhưng chắc chắn rằng khi bắt đầu khởi nghiệp bạn sẽ phải làm nhiều hơn, thậm chí rất nhiều và thời gian để “thở” là hầu như không có. Tuy nhiên, khi đã qua được giai đoạn khó khăn và đưa công việc vào cái guồng hợp lý, tự do về thời gian là điều chắc chắn bạn sẽ có được.
Thêm vào đó, 1 lý do nữa mà người trẻ nên khởi nghiệp đó là không cần phải lo lắng về việc công ty giảm biên chế, trừ lương hay đuổi việc vì bất cứ lý do nào. Điều duy nhất chỉ cần quan tâm đó là tìm ra cách thúc đẩy công việc kinh doanh phát triển thật tốt và học cách quản lý hiệu quả nhất.
Việc khởi nghiệp, cũng là một nền tảng vững chắc để đưa nền kinh tế của đất nước đi lên, vững chắc và phát triển hơn. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh luôn có một cái nhìn tích cực, luôn ủng hộ những người trẻ khởi nghiệp để nền kinh tế sôi động, phát triển hơn.
Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho một start up
Để khởi nghiệp thành công không chỉ cần có tiền để đầu tư và còn phải có ý chí chiến đấu, có ý tưởng sáng tạo cho lĩnh vực mình kinh doanh, đặc biệt là phải có kế hoạch để đối với từng giai đoạn phát triển của công ty mà mình thành lập. Dù có khó khăn thế nào cũng không được nản lòng bỏ cuộc. Chính vì vậy, việc lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho một start up là điều rất cần thiết mà người trẻ nên tiếp thu.
Xây dựng ý tưởng một cách chi tiết, khoa học
Ý tưởng khởi nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc bạn có thành công hay không. 90% cơ hội thành công là do bạn có ý tưởng khởi nghiệp tốt. Muốn thành công, bạn phải có ý tưởng tốt và ý tưởng kinh doanh đó phải đáng giá với người tiêu dùng thì mới có thể cạnh tranh và sống sót được trên thương trường.
Do đó, muốn công ty hoạt động có lợi nhuận bạn phải xây dựng ý tưởng một cách chi tiết, khoa học, đánh trúng vào nhu cầu của người dùng. Người tiêu dùng sẽ không quan tâm bạn đang theo đuổi ước mơ hay không mà họ chỉ chi trả cho những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ. Do đó, nếu hoạt động trong lĩnh vực mà khách hàng không quan tâm, doanh nghiệp của bạn sẽ thất bại.
Không muốn điều này xảy ra thì bạn nghiên cứu thị trường thật kỹ để có ý tưởng kinh doanh phù hợp.
Có phương án đối mặt với những thách thức, thất bại
Thương trường như chiến trường, nếu không đủ mạnh bạn sẽ thất bại. Hơn thế nữa, thị trường luôn thay đổi, là một start up bạn phải luôn luôn chuẩn bị trước các phương án đối mặt với những thách thức và thất bại để có thể “lèo lái” được công ty vượt qua những thời điểm khó khăn. Có phương án cụ thể bạn có thể tinh chỉnh dịch vụ hoặc sản phẩm để phù hợp với yêu cầu của thị trường hoặc được trình bày theo một cách khác hay thậm chí được marketing theo một cách cụ thể. Hơn nữa, có một phương án trước sẽ giúp bạn chủ động hơn, tránh được nhiều sai lầm, cứu vãn được thời cuộc.
Để có phương án đối phó thì trước đó bạn và các cộng sự cần dành thời gian nghiên cứu, nhìn vào các sản phẩm cạnh tranh và phân tích sự tăng trưởng của thị trường. Ví dụ như: Bạn phải nhìn ra được một khách hàng trung bình sẵn sàng chi trả bao nhiêu? Bạn có thể xây dựng phễu bán hàng bằng cách cung cấp miễn phí một số tính năng và đưa ra một tùy chọn để nâng cấp tài khoản của họ sau này. Như vậy, bước đầu bạn sẽ cần có rất nhiều tiền để đầu tư. Số tiền ấy bạn cần phải tính toán xem mình có thể xoay sở ở đâu. Trường hợp xấu nhất nếu không có đủ tiền đầu tư sẽ xảy ra chuyện gì… toàn bộ những việc này đều phải nằm hết trong kế hoạch dự phòng kinh doanh của bạn. Đây cũng là cách duy nhất để bạn có thể tránh được những rủi ro trong kinh doanh hiệu quả nhất.
Bạn hãy xây dựng một chiến lược mềm dẻo và đừng quên rằng trong kinh doanh mọi thứ đều có thể thay đổi, do đó bạn phải có khả năng thích nghi với bất kì khó khăn nào gặp trên con đường thực hiện hóa kế hoạch khởi nghiệp của chính bản thân.
Luôn suy nghĩ tích cực
Khi bạn đã đầu tư và đang start up thì việc tìm kiếm những doanh nghiệp khác để kêu gọi đầu tư cho mình sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, đã kinh doanh và là một doanh nhân thì bạn luôn phải đối mặt với rất nhiều tin xấu, có thể từ các nhà đầu tư, từ doanh số bán hàng đi xuống hoặc do ít lượng truy cập vào trang thương mại điện tử của mình. Những chuyện này xảy ra là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ về các vấn đề phải từ bỏ hoặc do cảm xúc thất thường, bạn sẽ không những bị tốn thời gian mà còn không học được bất cứ bài học kinh nghiệm nào, dễ dẫn đến thất bại.
Chính vì vậy, phải suy nghĩ tích cực thì mới có thể tìm ra các giải pháp tốt, vực dậy công ty mới thành lập đi lên. Khi quá khó khăn thì phải tìm người giúp đỡ, bạn phải cho các nhà đầu tư thấy được tương lai sự thành công và mức tăng trưởng. Phải cho họ xem các biểu đồ cho thấy họ sẽ nhận được lợi nhuận lớn từ khoản đầu tư của họ. Có như vậy, họ mới sẵn sàng đầu tư, giúp bạn thoát khỏi nguy cơ phá sản. Do đó, bạn phải lạc quan, học cách truyền niềm đam mê của mình đối với sản phẩm cho họ càng sớm càng tốt, như vậy bạn sẽ không gặp khó khăn khi gây quỹ.
Cải tiến sản phẩm phù hợp thị trường
Cải tiến sản phẩm phù hợp thị trường thì bạn mới có cơ hội sống sót trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Lúc này, bạn phải tập trung vào 2 yếu tố cốt lõi: sản phẩm và khách hàng.
Đầu tiên, phải cải tiến sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Có rất nhiều doanh nghiệp thành công được ấp ủ từ những ý tưởng tuyệt vời. Nhưng chỉ nuôi một ý tưởng tuyệt vời lại không thể đảm bảo cho một doanh nghiệp thành công. Do đó, nếu chỉ dừng lại tập trung vào sản phẩm, nguyên mẫu, bằng sáng chế… mà bỏ qua các khía cạnh nhu cầu của khách hàng, thì doanh nghiệp chỉ phát triển để có một sản phẩm hoàn hảo nhưng điều này không đồng nghĩa là khách hàng sẽ ngay lập tức đổ xô đến với doanh nghiệp.
Bên cạnh sản phẩm, bạn còn phải nâng cấp dịch vụ để khách hàng có ấn tượng tốt, có như vậy lần sau nếu có sử dụng lại người ta sẽ nhớ đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Bạn có dịch vụ tốt, khách hàng được chăm sóc tốt nghĩa là một khách hàng hoàn toàn hài lòng về sự tư vấn, sản phẩm, dịch vụ cung cấp và vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm ngay cả khi họ chưa có hành vi mua sắm tiếp theo.
Trong tương lai gần, họ hoàn toàn có thể trở thành khách hàng thân thiết hoặc trở thành khách hàng thiện cảm của doanh nghiệp. Họ cũng chính là cầu nối đưa đến cho doanh nghiệp của bạn những khách hàng tiềm năng thông qua sự giới thiệu của họ.
Ngược lại, một khách hàng không được chăm sóc tốt, họ cảm thấy không hài lòng về bất kỳ một điểm nào về sản phẩm, dịch vụ hay thái độ phục vụ của bạn. Điều này có nghĩa họ có nguy cơ trở thành khách hàng phản cảm, họ sẽ rời bỏ bạn, trở thành khách hàng thân thiết của đối thủ. Thậm chí còn có thể trở thành một kênh truyền thông tiêu cực, rêu rao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của bạn. Như vậy, thương hiệu của bạn sẽ rất khó phát triển.
Qua đây chúng ta có thể thấy được khởi nghiệp cho một start up không hề đơn giản. Muốn đi đến những ngày hưởng trái ngọt thì phải vượt qua rất nhiều khó khăn và phải nếm qua rất nhiều vị đắng của cuộc sống. Vì vậy, mọi thứ cần phải được cụ thể hóa, phải có kinh nghiệm và lên kế hoạch chi tiết thì mới có thể thành công.