Vào mùa mưa hay khi thời tiết ẩm ướt thì bệnh sốt xuất huyết càng gia tăng. Không chỉ trẻ em mà ngay cả người lớn cũng rất dễ mắc phải bệnh này. Sốt xuất huyết ở người lớn gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt đối với những nhóm người có bệnh nền, thừa cân béo phì. Vậy dấu hiệu và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn như thế nào? Cùng Affinityresources theo dõi bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và gia đình nhé!
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguyên nhân chính là do virus Dengue gây ra. Theo đó thì muỗi vằn sẽ truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Ở dạng nhẹ thì bệnh sốt xuất huyết sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp, rối loạn đông máu, suy đa tạng… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh sốt xuất huyết càng nghiêm trọng hơn. Theo đó khi tình trạng bệnh nặng thì có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để hạn chế bệnh trở nặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết xảy ra ở người lớn mà bạn cần lưu ý:
Dấu hiệu nhận biết sốt xuất huyết ở thể nhẹ
Ở thể nhẹ thì bệnh sốt xuất huyết không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường khởi phát với triệu chứng sốt và kéo dài trong khoảng 4-7 ngày tính từ khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Một số triệu chứng cơ bản nhận biết bệnh sốt xuất huyết như:
- Sốt cao, lên đến 40,5 độ C;
- Đau đầu nghiêm trọng;
- Đau phía sau mắt;
- Đau khớp và cơ;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban.
Những dấu hiệu khi bị sốt xuất huyết nặng
Khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng, các dấu hiệu sốt xuất huyết bao gồm tất cả các triệu chứng của dạng sốt xuất huyết nhẹ kèm theo đó là những tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết.
Theo đó khi bị sốt xuất huyết nặng, người bệnh sẽ gặp phải những tình trạng như: Chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Cấp độ bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí còn có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy cần điều trị khẩn cấp và kịp thời để hạn chế tình trạng nghiêm trọng xảy ra.
3 giai đoạn sốt xuất huyết ở người lớn cần lưu ý
Giai đoạn sốt
Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết sẽ kéo dài trong khoảng 4 – 7 ngày, thậm chí nhiều trường hợp còn lên tới 14 ngày. Sau đó, cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện biểu hiện sốt cao, mệt mỏi.
Khi bước vào giai đoạn sốt, người bệnh sẽ rơi vào trong tình trạng sốt cao liên tục hoặc đột ngột ở mức nhiệt 39 – 40 độ C.
Bên cạnh đó một số triệu chứng đi kèm trong giai đoạn sốt bao gồm: Đau họng, đau thượng vị, đau đầu, tiêu chảy, 2 bên hốc mắt bị nhức, da xung huyết, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, phát ban, chán ăn, buồn nôn, các cơ xương khớp cũng bị ngứa…
Giai đoạn nguy hiểm
Sau khoảng thời gian ủ bệnh thì 3-7 ngày sau đó là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh dấu hiệu sốt cao thì khi bước vào giai đoạn này, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như: Xuất huyết dần xuất hiện từ nhẹ đến nặng với những biểu hiện rất đa dạng do tiểu cầu giảm.
Trong giai đoạn này, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng nhẹ nhất là xuất huyết ở dưới da kèm theo đó là cảm giác ngứa da.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng;
- Đường tiêu hóa bị xuất huyết với những dấu hiệu dễ nhận biết như phân đen, đi ngoài lẫn máu, nôn ra máu tươi hoặc máu đông.
- Nặng hơn là xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng, suy tạng như viêm não, viêm gan nặng, viêm cơ tim, tràn dịch màng phổi.
Lưu ý, khi có trường hợp xấu xảy ra phải nhanh chóng gọi hoặc liên hệ đến website Cấp Cứu Vàng để thuê xe cấp cứu để nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất.
Giai đoạn hồi phục
Ngừng sốt trên 48 giờ, cơ thể đã đỡ mệt và khỏe lên bắt đầu thèm ăn trở lại, đi tiểu nhiều hơn và tiểu cầu trong máu tăng là một trong những dấu hiệu rõ nhất khi bệnh nhân bước vào giai đoạn hồi phục. Khi không xảy ra biến chứng bất thường trong khoảng 12 ngày sau đó thì có nghĩa là bệnh đã khỏi.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn hiệu quả
Khi phát hiện thấy người bệnh có những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết thì điều quan trọng hàng đầu là cần hạ sốt. Cách hạ sốt cho người bệnh sốt xuất huyết vô cùng đơn giản, theo đó bạn chỉ cần chườm khăn ấm vào trán, nách, bẹn bệnh nhân.
Và bên cạnh đó nên cho người bệnh mặc quần áo thoải mái, thoáng mát. Nếu sốt trên 38.5 độ C thì cần cho người bệnh uống thuốc Paracetamol để hạ sốt. Tuyệt đối không dùng thuốc ibuprofen hoặc aspirin vì chúng có thể gây xuất huyết.
Bên cạnh đó vì khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ mất rất nhiều nước. Do đó cần bù nước và điện giải cho bệnh nhân bằng cách dùng oresol hoặc hydrit.
Và bên cạnh đó cho người bệnh uống nhiều nước. Trong trường hợp bệnh nhân nôn nhiều, mất nước, không uống được nước thì nên truyền NaCl 0.9% để bù nước.
Bên cạnh đó một số lưu ý quan trọng khác khi chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết mà bạn không nên bỏ lỡ như:
- Hạn chế để người bệnh đi lại nhiều, chỉ nên nằm nghỉ tại giường.
- Nên cho người bệnh uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, oresol. Và ngoài ra nên cho người bệnh ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa đặc biệt là thức ăn lỏng.
- Trong khẩu phần ăn của người bệnh bị sốt xuất huyết thì nên hạn chế cho ăn những thực phẩm có màu nâu đỏ, nâu đen để tránh có sự nhầm lẫn với những dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa.
- Không được tự ý cho người bệnh uống thuốc hạ sốt hay thuốc kháng sinh tại nhà khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Cho đến hiện nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng để tránh được những những nguy hiểm nghiêm trọng có thể xảy ra.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết theo lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi tại trung tâm dương lão mà bạn có thể tham khảo:
- Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ có chứa nước sinh hoạt. Theo đó cần thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước. Hoặc có thể thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải và hốc nước tự nhiên.
- Lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng để tránh tình trạng muỗi đẻ trứng.
- Ngủ màn phòng muỗi đốt cả ban ngày và ban đêm. Hoặc có thể sử dụng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi… để tiêu diệt muỗi và phòng muỗi đốt.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch phun hóa chất phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt thì phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các dấu hiệu để nhận biết và cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người lớn hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng qua những chia sẻ ở bài viết này sẽ mang tới cho bạn nhiều thông tin bổ ích để giúp bản thân và gia đình luôn có một sức khỏe tốt nhất.