Làm giàu ở nông thôn không còn xa lạ trong những năm gần đây khi rất nhiều người đã thông công từ chính vùng quê của mình. Mặc dù vậy, bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu, kinh doanh gì ở nông thôn cho hiệu quả và bền vững? Liệu lĩnh vực bạn chọn sẽ có những cơ hội và tiềm ẩn thách thức nào? 

I. Cơ hội và thách thức khi kinh doanh ở nông thôn

Cơ hội và thách thức khi kinh doanh ở nông thôn
Cơ hội và thách thức khi kinh doanh ở nông thôn

1. Cơ hội 

  • Xu hướng của người tiêu dùng: Ngày nay, chất lượng sản phẩm mới chính là yếu tố quyết định mua hàng của người tiêu dùng, thay vì cạnh tranh bằng giá như trước đây. Vì thế, nhu cầu với thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đã taọ ra lượng khách hàng lớn cho startup ở nông thôn.
  • Nguồn nhân lực dồi dào và giá rẻ: Chi phí để tuyển dụng và thuê nhân công ở nông thôn bao giờ cũng tiết kiệm hơn, tạo ra lợi thế lớn về giá thành sản phẩm
  • Tiềm năng xuất khẩu nông sản ra thế giới: Thực tế, hạt điều hay thanh long của nước ta đã đạt đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu sang nước bạn với lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. 

2. Thách thức 

Song song với cơ hội là những thách thức mà bất kỳ startup nào cũng phải đối mặt. Có thể kế đến như:

  • Cơ sở hạ tầng và giao thông ở nông thôn kém phát triển nên việc giao dịch, trao đổi hàng hóa còn nhiều khó khăn 
  • Những mặt hàng quá đắt đỏ ở nông thôn sẽ khó tiêu thụ với cư dân xung quanh 
  • Dân cư thưa thớt, để mở rộng thương hiệu sản phẩm đến nhiều người hơn, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng thì bạn cần phải có một chiến dịch Marketing thích hợp
  • Thói quen của người tiêu dùng ở nông thôn vẫn là chợ làng, chợ xã nên bước đầu sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là startup kinh doanh thực phẩm sạch, siêu thị,…

Dẫu vậy, việc buôn bán kinh doanh từ xưa đến nay không ai là không vướng phải những khó khăn, thử thách. Vì vậy, khi bạn có ý tưởng kinh doanh và chí hướng làm giàu thì hãy mạnh dạn đầu tư, thực hiện ý tưởng đó ngay nhé.

II. Top 10 ý tưởng ngành nghề kinh doanh ở nông thôn

1. Cửa hàng thực phẩm sạch

Cửa hàng thực phẩm sạch
Cửa hàng thực phẩm sạch

Kinh doanh thực phẩm sạch ở nông thôn là một ý tưởng không thể tuyệt vời hơn khi mà ngày nay người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào chất lượng thực phẩm. Nếu như nguồn thịt sạch, rau tươi, không chất bảo quản chắc chắn họ sẽ không tiếc tiền để mua sản phẩm của bạn đâu. Thêm vào đó, thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hằng ngày, nhà nhà đều phải sử dụng càng làm cho ý tưởng này thêm phần hấp dẫn. Điều bạn cần phải làm là chứng minh nguồn gốc xuất xứ và có giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần tạo niềm tin cho khách hàng. 

Một cách đánh trúng tâm lý khách hàng đó là cho người dùng thấy quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm sạch nghiêm ngặt từ A đến Z của bạn.

Để mở một cửa hàng thực phẩm sạch bạn cần chuẩn bị những công việc cơ bản sau:

  • Chuẩn bị mở cửa hàng: Đặt tên thương hiệu, tìm địa điểm mở cửa hàng, tìm nguồn thực phẩm sạch, tuyển dụng nhận sự, quảng cáo sản phẩm, mua sắm trang thiết bị và trang trí cửa hàng 
  • Khai trương và duy trì cửa hàng 
  • Phát triển đầu tư và đẩy mạnh thương hiệu

Về chi phí kinh doanh thì phải tùy thuộc vào quy mô cửa hàng của bạn đến đâu. Bạn có thể bắt đầu từ 30 triệu với các thực phẩm sạch cơ bản. Theo như tính toán thì 80 triệu đến 200 triệu là con số hợp lý bạn cần chuẩn bị để mở cửa và phát triển cửa hàng. 

2. Cửa hàng tạp hóa

Cửa hàng tạp hóa cần phải đa dạng các sản phẩm
Cửa hàng tạp hóa cần phải đa dạng các sản phẩm

Hàng tạp hóa là những sản phẩm thiết yếu phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của mỗi người. Hơn nữa, tìm nguồn nhập những mặt hàng này không hề khó. Vậy nên, mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn được xem như cơ hội kinh doanh, làm giàu thành công. 

Tuy nhiên, ngành nghề này cũng tiềm ẩn không ít những khó khăn và thách thức. 

Khó khăn trong việc quản lý ngày đến hạn của từng sản phẩm: Như bạn biết, các mặt hàng tạp hóa đều có thời gian sử dụng nhất đinh, có loại thời gian sử dụng chỉ được tính bằng ngày. Vì thế, bạn cần thường xuyên xem lại ngày đến hạn của mỗi sản phẩm, hoặc kiểm tra thời gian trước khi thanh toán cho khách hàng. 

Với yêu cầu đa dạng các mặt hàng, kích cỡ và chủng loại, chi phí để mở một cửa hàng tạp hóa ở nông thôn dao động từ 200 – 300 triệu. 

3. Phân bón và thuốc trừ sâu

Với đặc thù công việc ở nông thôn, thu nhập của người dân phần lớn đến từ nông nghiệp. Vì thế ý tưởng làm giàu từ việc kinh doanh phân bón và thuốc trừ sâu là phương án đầy triển vọng. Những yêu cầu bạn cần biết trước khi bắt đầu kinh doanh lĩnh vực này là:

  • Am hiểu sâu sắc về sản phẩm và đặc tính của mỗi loại cây trồng: Không phải tất cả các loại cây trồng có thể áp dụng một phương pháp bón phân hay một loại thuốc trừ sâu nhất định. Bạn phải có kiến thức để tư vấn cho bà con cách sử dụng hiệu quả và mang lại mùa màng bội thu
  • Nên thuê địa điểm kinh doanh cách xa nơi ở: Kinh doanh phân bón và thuốc trừ sâu tuy mang lại lợi nhuận cao nhưng lại có ảnh hưởng tới sức khỏe nếu tiếp xúc quá thường xuyên. Tốt nhất là nơi ở và địa điểm kinh doanh phải tách biệt bạn nhé.
  • Nguồn sản phẩm đáng tin cậy: hãy tìm hiểu và liên hệ các công ty phân bón để được tư vấn và hỗ trợ các dòng sản phẩm phù hợp với địa phương của mình nhất

4. Kinh doanh cây cảnh

Mô hình kinh doanh cây cảnh mini ở nông thônMô hình kinh doanh cây cảnh mini ở nông thôn
Mô hình kinh doanh cây cảnh mini ở nông thôn

Cơ hội

Trái ngược với nông thôn, nhu cầu trồng cây cảnh ở thành thị, đặc biệt là các khu công nghiệp và du lịch, nghỉ dưỡng lại rất cao. Thậm chí, các gia đình có điều kiện đều trồng cây cảnh quanh nhà vừa để trang trí vừa tạo môi trường tươi mát. Thế nhưng, bạn sẽ rất khó tìm một nơi đất rộng ở thành thị đủ để bạn trồng và chăm sóc cây cảnh. Trong khi đó, ở nông thôn, đất đai rộng lớn màu mỡ rất thích hợp để cây cảnh phát triển.

Thách thức:

  • Số vốn đầu tư lớn: Nếu bạn chỉ tập trung buôn bán những loại cây mini công dụng chính là trang trí như sen đá, kim tiền,… thì vốn đầu tư chỉ cần 30-50 triệu mà thôi. Tuy nhiên, nếu bạn muốn phát triển cả những giống cây tạo bóng mát, thường được trồng trong vườn , khu đô thị thì chắc chắn vốn đầu tư sẽ lên đến vài trăm triệu. 
  • Ảnh hưởng bởi thời tiết: Bạn phải có kiến thức về các loại cây cũng như am hiểu vè tình hình thời tiết mỗi mùa, từ đó có cách chăm sóc cây cảnh hợp lý.

5. Gạch nung

Cơ hội

Sản xuất và buôn bán gạch nung không phải là ý tưởng mới, đột phá nhưng vẫn hấp dẫn các startup bởi doanh thu mỗi năm mà ngành này mang lại. Có một lợi thế trong ngành này đó là: bạn không phải bán nhỏ lẻ từng viên gạch mà thông thường khách hàng đến sẽ mua nhiều mét khối cùng lúc. Vì thế, với một cơ sở sản xuất tầm trung thì doanh thu mỗi tháng có thể lên đến 200 – 300 trăm triệu 

Thách thức

Ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường: Khí thải từ việc nung gạch ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người. Vì thế, địa điểm sản xuất phải đặt xa khu dân cư sinh sống. 

Vốn đầu tư lớn: chưa kể chi phí nguyên vật liệu sản xuất, để xây một lò nung gạch đã cần lượng tiền lớn đổ vào đầu tư rồi. Do đó, trước khi quyết định kinh doanh, hãy nghiên cứu thị trường thật kỹ và lên kế hoạch sản xuất phù hợp nhé. 

6. Mở Quán Sửa Chữa Xe Máy, Xe Đạp

Mở Quán Sửa Chữa Xe Máy, Xe Đạp
Mở Quán Sửa Chữa Xe Máy, Xe Đạp

Đây là một ý tưởng kinh doanh không mới nhưng lại khá khả quan và bền vững ở nông thôn. Dù là ở trong vùng quê nhưng nhu cầu đi lại của người dân vẫn tăng dần theo thời gian. Bất kỳ nhà nào dù giàu hay nghèo ít nhất cũng sở hữu chiếc xe đạp để đi lại. Thêm vào đó, ngành nghề này cũng không đòi hỏi startup có nhiều vốn đầu tư, nhưng lại cần người làm có tay nghề cao. Chính vì vậy, bạn nên tham gia một khóa học nghề đào tạo bài bản cách sửa xe máy, xe đạp. Đây là yếu tố quyết định cửa hàng sửa xe của bạn đó đắt khách hay không trong thời gian tới. 

Ngoài cung cấp dịch vụ sửa chữa, bạn cũng có thể kinh doanh hàng hóa bổ sung như phụ tùng xe, bảo hiểm xe,…

7. Trang trại gia súc, gia cầm 

Xét về thị trường thực phẩm hiện nay, nhu cầu thịt lợn và thịt gà vẫn chiếm phần lớn. Trong khi đó, nhiều người buôn bán vì lợi nhuận đã tiêm vào thịt lợn, gà hóa chất có hại cho sức khỏe con người. Người da lo lắng về thực phẩm bẩn cũng đầu tư hơn vào loại thịt có nguồn gốc xuất xứ. 

Tuy nhiên, người dân ở vùng quê đa phần vẫn là chăn nuôi hộ gia đình, tự cung tự cấp, chưa phát triển thành doanh nghiệp, mô hình lớn để làm giàu

Chi phí để mở một trang trại lớn, nuôi gia súc gia cầm khá lớn, từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Cùng với đó, để phát triển được mô hình này, bạn phải đầu tư thời gian cùng một số vốn để học cách chăn nuôi chuyên nghiệp thay vì tự phát như hiện nay. 

8. Mở quán ăn nhỏ ở nông thôn

Theo thói quen, người dân ở vùng nông thôn thường dậy sớm nấu đồ ăn sáng, bữa trưa và tối cũng sẽ chuẩn bị tại nhà. Nhưng không phải vì thế mà người dân ở nông thôn không có  nhu cầu ăn quán. Bạn có thể lên thực đơn đa dạng các món ăn nhưng bắt buộc phải có những món thân quen với người dân làng, đặc biệt là giá thành phải hợp lý. 

Một điểm thuận lợi cho ý tưởng kinh doanh này, đó là nguồn cung cấp thực phẩm sạch và giá rẻ. Bạn có thể tận dụng nguồn thực phẩm của người dân quanh làng mình vừa đảm bảo vệ sinh, giá thành phải chăng và tạo mối quan hệ với mọi người.  Ngoài ra với sự phát triển nhanh chóng của internet, tạo website bán đồ ăn sẽ là một cơ hội tốt cho chủ quán.

9. Sản xuất và buôn bán đậu phụ

Sản xuất và buôn bán đậu phụ
Sản xuất và buôn bán đậu phụ

Ở các vùng nông thôn, khi tìm hiểu thị trường chúng ta có thể thấy khá nhiều hộ gia đình đang đi theo hướng tự sản xuất đậu phụ và mang ra thành phố để bán. Tuy nhiên, đa phần các cơ sở đó là tự phát với máy móc, thiết bị thô sơ và thiếu kỹ thuật. Vì thế để kinh doanh đậu phụ thành công bạn cần chuẩn bị khoảng trên 100 triệu để đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc và đặc biệt là học kỹ thuật làm đậu phụ chuyên nghiệp.

10. Mở lớp dạy tiếng anh ở nông thôn

Ngoại ngữ từ lâu đã trở thành môn học bắt buộc. Ở thành thị, hàng trăm trung tâm tiếng anh ồ ạt mở ra từ trung tâm tiếng Anh giao tiếp cho đến các trung tâm Việt – Úc, Việt – Mỹ…, nhưng tại các vùng quê thì các em nhỏ lại có ít sự lựa chọn hơn. Bố mẹ thường phải đưa các em ra thành phố để học. Vậy nếu bạn có kiến thức chuyên môn và đam mê cho giáo dục thì tại sao bạn không về những vùng quê để phát triển mô hình dạy học tiếng anh bài bản? 

Ý tưởng kinh doanh này không chỉ mang lại lợi nhuận cho bạn mà còn mang ý nghĩa giáo dục, góp phần phát triển quê hương

Kết

Hy vọng, bài viết trên đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi kinh doanh gì ở nông thôn. Hãy mạnh dạn ước mơ và lên kế hoạch làm giàu tại chính vùng quê của mình nhé.