Doanh nghiệp là nơi tập hợp nhiều con người khác nhau về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, vùng miền, quan hệ xã hội,… Vì thế tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp trở thành nơi tập hợp, phát huy nguồn lực cá nhân mỗi con người, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp? Cùng chúng tôi tìm hơn rõ hơn về quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả chuyên nghiệp qua bài chia sẻ của chúng tôi dưới đây nhé!

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp có thể được hiểu là tập hợp các giá trị và chuẩn mực về hành vi, niềm tin, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng suy nghĩ và hành động như một thói quen.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp giống như xây dựng tính cách, đời sống tinh thần của con người, ảnh hưởng đến hành vi, lối sống của người đó. Văn hóa công ty là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp.

Tại sao công ty cần phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển của một tổ chức. Thế nên, việc tạo dựng được nền văn hóa mạnh mẽ sẽ là lợi thế giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn trên thị trường. Ngược lại, Văn hóa doanh nghiệp không được quan tâm sẽ là nguy cơ tiềm ẩn khiến doanh nghiệp ngày một suy yếu và dễ đi đến thất bại.

Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tạo nên môi trường làm việc thoải mái, dồi dào nguồn cảm hứng giúp nhân viên có động lực làm việc và đạt hiệu quả cao.

Tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Bên cạnh đó, văn hóa doanh nghiệp còn tạo nên sức mạnh gắn kết giữa các thành viên trong công ty. Các thành viên trong công ty cũng sẽ có những đánh giá, hành động phù hợp để giảm thiểu tình trạng phải đối mặt với các xung đột trong công việc. Từ đó xây dựng một đội ngũ nhân viên thống nhất và hòa nhập.

Xây dựng nền văn hóa đặc trưng góp phần giúp doanh nghiệp tạo nên dấu ấn riêng trên thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và đạt hiệu quả hoạt động cao. Hơn nữa, còn giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.

Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thường bắt đầu bằng cách khảo sát xem văn hóa hiện tại như thế nào. Đây là việc cực kỳ khó bởi văn hóa thường khó thấy và dễ nhầm lẫn về tiêu chí đánh giá.

Có nhiều cách để doanh ngiệp tự đánh giá như trực tiếp lấy khảo sát từ nhân viên hoặc khảo sát thực trạng hiện tại của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn có những dấu hiệu dưới đây thì cần nhanh chóng cải thiện.

Đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp

  • Thói quen xấu của cả quản lý và nhân viên: Tính kỷ luật kém, xin nghỉ nhiều, đi làm không đúng giờ giấc, deadline muộn,…
  • Thường xuyên tuyển dụng: Đây là dấu hiệu thực hiện kế hoạch nhân sự chưa hiệu quả, vừa là dấu hiệu của việc nhân viên không gắn bó với doanh nghiệp mà nghỉ việc.
  • Giao tiếp nội bộ kém: Một nơi làm việc mà mọi người không cười đùa, không giao tiếp, không có sự tương tác nào thì không hẳn là một dấu hiệu tuyệt vời của sự kỷ luật tuyệt đối. Một văn hóa lành mạnh cần sự giao tiếp và củng cố lẫn nhau.
  • Mọi người không lên tiếng thảo luận trong cuộc họp: Ngay cả những ý tưởng dở tệ họ cũng chẳng nói ra, nhưng lập tức bàn tán sau lưng khi kết thúc cuộc họp.
  • Nỗi sợ hãi có thể cảm nhận rõ ràng: Mọi người im lặng khi sếp đi qua, cửa phòng đóng sầm, tránh đi chung thang máy với sếp, các cuộc trò chuyện thì thầm trong cầu thang, mọi người quan tâm về vị trí cấp bậc của mình,…

Xác định giá trị cốt lõi

Xác định giá trị cốt lõi là điều cơ bản để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi chính là thước đo, tiêu chuẩn để xân chỉnh quan điểm, hành vi cần thiết để đạt được tầm nhìn doanh nghiệp. Ngày nay, các giá trị này tập trung chính vào nhân viên và khách hàng.

Với tiêu chí luôn theo đuổi những điều khách hàng cần, Amazon đã làm nên thành công khác biệt của chính mình. CEO của Amazon cho biết, ông xem trải nghiệm của khách hàng là một trong các giá trị cốt lõi trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Điều đó được thể hiện rõ ở chiến lược về giá, cải thiện tốc độ giao hàng và chú trọng tới dịch vụ khách hàng.

Tuyển dụng các nhân viên có khả năng bổ sung lẫn nhau

Tuyển dụng các nhân viên có khả năng bổ sung lẫn nhau

Sau khi đề ra những quy tắc văn hóa nơi công sở, bạn sẽ muốn tuyển dụng các nhân viên biết tôn trọng và tuân theo thành quả bạn tạo nên. Chắc hẳn rằng bạn sẽ gặp một số những nhân viên giỏi nhưng khó chiều hoặc nhân viên hay gây rắc rối. Bạn sẽ làm gì, nên giữ họ hay để họ đi?

Bạn sẽ có xu hướng tuyển dụng những ứng cử viên có cùng niềm tin và đề cao những giá trị tương tự như bạn. Thế nhưng, thực tế cho thấy một đội ngũ nhân viên đa dạng về quan điểm sẽ đưa ra rất nhiều ý tưởng đáng chú ý.

Hãy bổ sung, hoàn thiện nền kiến thức và những kỹ năng, nâng cao văn hóa doanh nghiệp của bạn bằng cách tuyển dụng và tạo điều kiện để nhân viên bổ sung lẫn nhau trong cùng một nhóm. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng một quy trình tiếp nhận nhân viên mới một cách khoa học, điều này sẽ giúp nhân viên mới mau chóng hòa nhập được công việc và văn hóa công ty.

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên nguyên tắc điều hành

Không phải người lãnh đạo nào cũng hiểu hết giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp. Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cả vấn đề, nó có thể tạo môi trường làm việc tích cực, cải thiện năng suất lao động hay tạo chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp.

Hầu hết người quản lý thường bỏ qua việc kết nối văn hóa của doanh nghiệp với chiến lược điều hành bởi họ cho rằng văn hóa không nên tham gia vào quản lý hay kinh doanh. Nhưng câu chuyện của Starbucks đã chứng minh ngược lại, họ dùng văn hóa tường là tầm thường ấy để tạo nên chiến lược kinh doanh hiệu quả trên toàn cầu. Bước chân và bất kỳ quán Starbucks nào trên thế giới, mọi người sẽ cảm nhận được bầu không khí thoải mái, dễ chịu, ngay cả ứng xử của nhân viên quán đối với khách hàng cũng tạo sự thiện cảm cho mọi người.

Xác định vai trò của lãnh đạo

Xác định vai trò của lãnh đạo

Xác định vai trò của lãnh đạo là bước cực kỳ quan trọng trong quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp. Đây là người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Người đứng đầu chịu trách nhiệm xây dựng, truyền bá cho nhân viên tin tưởng và cùng nỗ lực để xây dựng. Lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xóa tan mối lo sợ và thiếu an toàn của nhân viên.

Đánh giá và điều chỉnh văn hóa công ty thường xuyên

Những giá trị cốt lõi và văn hóa của công ty cần được phát triển và điều chỉnh liên tục để phù hợp với sự thay đổi của công ty. Thực hiện công cuộc khảo sát hàng năm là phương pháp phổ biến nhất, tạo cơ hội để nhân viên phản hồi về những giá trị của công ty, đánh giá sự phù hợp của chúng với giá trị nhân viên và các hoạt động hàng ngày.

Với quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuyên nghiệp trên đây sẽ giúp bạn duy trì và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đây chính một trong những bí quyết thành công của những người kinh doanh. Đừng quên chia sẻ và theo dõi những bài viết hữu ích khác từ chúng tôi nữa nhé!

Xem thêm: Top 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp tốt nhấtChia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho một start up