Hiện nay, để website của bạn thu được hàng nghìn lượt người dùng truy cập mỗi ngày đã không còn là quá khó nữa bởi có sự hỗ trợ của những công cụ tăng lượt truy cập cho website như là Facebook Ads, Google Ads, SEO,… Nhưng để có thể chuyển đổi lượt truy cập website này trở thành những đơn hàng thì không hề dễ dàng đối với nhiều chủ doanh nghiệp kinh doanh online. Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn vài gợi ý nhằm giúp bạn cải thiện số lượng đơn hàng mà bạn thu về từ website hiện tại. Cùng tìm hiểu nhé!
Chuyển đổi lượt truy cập website là gì?
Thuật ngữ chuyển đổi dùng để chỉ việc mà khách hàng sau khi truy cập website và hoàn thành mục tiêu mà bạn mong muốn khi khách hàng truy cập thực hiện. Có nhiều loại mục tiêu khác nhau. Giả sử website của bạn là một website bán hàng thì mục tiêu của bạn ở đây đó là để khách truy cập mua hàng, đây gọi là chuyển đổi macro. Còn những mục tiêu nhỏ hơn ví dụ như khách hàng đăng ký nhận thông tin qua email cá nhân của họ, đây sẽ được là chuyển đổi micro.
Ví dụ về chuyển đổi macro (chuyển đổi vĩ mô):
- Mua sản phẩm qua website
- Yêu cầu báo giá của sản phẩm
- Đăng ký một dịch vụ nào đó
Ví dụ về chuyển đổi micro (chuyển đổi vi mô):
- Tạo một tài khoản mua hàng
- Thêm sản phẩm vào trong giỏ hàng
- Nhập thông tin để nhận tin qua email
Cách xem và phân tích lượt truy cập website
Bạn sẽ nhận được khá nhiều điều nếu như chúng ta thu được lượng truy cập lớn:
- Đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm
- Tăng độ phổ biến và độ tin tưởng của website
- Xây dựng uy tín cho trang web (Domain Authority)
- Tăng lượt người dùng mới
- Xây dựng thương hiệu một cách dễ dàng
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi khi có lượt truy cập cao
Bạn có thể biết được lưu lượng truy cập đến từ kênh nào sẽ là kênh hiệu quả nhất khi kiểm tra traffic của 1 website và phân tích lượt truy cập. Bạn nên check lưu lượng truy cập của website và đánh giá các chỉ số theo định kỳ. Và từ đó, bạn có thể đưa ra những quyết định tốt hơn cho việc phát triển những chiến lược phát triển website một cách đúng đắn và hiệu quả hơn.
Cách chuyển đổi lượt truy cập website thành đơn hàng
Thay đổi nội dung và hình thức trình bày
Thứ đầu tiên đập vào mắt khách hàng khi truy cập vào website của bạn chính là giao diện, cách mà bạn trình bày trên website của mình. Vì vậy, một website bán hàng chuyên nghiệp sẽ là website được thiết kế bắt mắt, bố trí hợp lý giúp giữ chân được khách hàng lâu hơn và kích thích họ khám phá những thông tin có bên trong website của bạn. Bạn nên chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế và xây dựng website chuyên nghiệp để giúp bạn thực hiện việc này.
- Để có thể ra đơn từ website, nội dung trên website cần được tối ưu, đủ thuyết phục và hướng thẳng đến với các đối tượng mục tiêu.
- Nhiều người lầm tưởng nếu cung cấp những câu văn dài thì sẽ thể hiện được sự chỉnh chu và chuyên nghiệp của website. Nhưng điều này không đúng và không cần thiết, ngược lại còn được cho là dư thừa.
- Đa phần những chủ shop online đều trình bày nội dung trên website theo cách tối giản nhất có thể.
Bạn có thể viết bài mô tả sản phẩm cho từng mặt hàng bằng việc nếu ra những ưu điểm của sản phẩm, kèm những câu thúc giục và kích thích mong muốn mua hàng,… Tuy nhiên đừng dài dòng, lan man vì chẳng ai muốn đọc những dòng chữ khô khan và quá dài khả. Thay vào đó, bạn nên trình bày sao cho nổi bật như in đậm tiêu đề, phân đoạn bài viết, kèm theo những hình ảnh minh hoạ…
Thêm vào các bằng chứng trên website
Trước khi đưa ra quyết định mua hàng, khách hàng sẽ muốn biết được website họ đang truy cập có uy tín để mình tin tưởng mua hàng hay không?… Để giải đáp được thắc mắc này, họ sẽ tìm đến những đánh giá từ những khách hàng cũ đã từng trải nghiệm sản phẩm của shop từ website. Nhưng đối với trường hợp website của bạn là hoàn toàn mới, chưa có khách hàng nên chưa có đánh giá để tạo uy tín và gầy dựng niềm tin để họ an tâm mua sắm. Thế nên việc xây dựng website uy tín là vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn kinh doanh dễ dàng hơn. Bạn có thể cung cấp chính sách đổi trả hàng rõ ràng… để tạo lòng tin với khách hàng và cũng là để chăm sóc khách hàng.
Tăng niềm tin thương hiệu với khách hàng
Khi sản phẩm của bạn còn mới với mọi người thì việc xây dựng niềm tin để thương hiệu được biết đến rộng rãi hơn là điều không hề dễ dàng. Nhưng đây lại là bước cực kỳ cần thiết để chuyển đổi được khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Sự thật bạn phải hiểu là giữa bạn và khách hàng là những người xa lạ, chính vì thế nên bạn cần đảm bảo website của mình đủ thu hút và cho khách hàng cảm giác an tâm khi mua hàng. Một số điều dưới đây có thể giúp bạn làm được điều đó:
Nhắn tin trực tiếp với khách hàng
Dù rằng khách hàng và bạn không biết nhau, bạn vẫn có thể giới thiệu bản thân, tiếp cận khách hàng và xây dựng mối liên kết giữa bạn và khách hàng qua live chat. Live chat giúp bạn trong việc chào hỏi khách hàng khi họ vừa truy cập vào website của bạn, hơn nữa khách hàng còn được giải đáp thắc mắc của mình trong quá trình trải nghiệm. Bạn cũng có thể thiết lập những tin nhắn trả lời tự động qua một số app live chat, điều này giúp bạn trả lời khách hàng 24/7.
Sử dụng mạng xã hội nhằm xây dựng mối quan hệ
Để shop của bạn được nhiều người biết đến thì việc lập những tài khoản mạng xã hội khác nhau là một yếu tố quan trọng không nên bỏ qua. Nếu như những người truy cập website không thể tìm thấy shop của bạn trên Instagram hay Facebook, họ có thể sẽ chẳng thèm nghĩ đến shop của bạn trong quá trình mua sắm nữa. Hãy lưu ý một điều là bạn không cần phải mở shop ở mọi nền tảng mà chỉ cần duy trì shop trên những nền tảng mạng xã hội mà các đối tượng khách hàng mục tiêu thường sử dụng.
Điều này có nghĩa là bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin trên các trang mạng xã hội với những nội dung phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Việc trả lời bình luận cũng là yếu tố quan trọng giúp gắn kết giữa bạn và khách hàng nhiều hơn bên cạnh việc trả lời tin nhắn.
Tham khảo: 6 cách để bạn tiếp cận khách hàng dễ dàng và hiệu quả
Sử dụng phản hồi của khách hàng
Bạn nên thu thập lại những hình ảnh feedback từ khách hàng cũ để gia tăng sự tin tưởng cho thương hiệu, đồng thời có thể cân nhắc thêm về việc tặng sản phẩm cho gia đình, bạn bè hay những người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng để họ có những phản hồi tích cực về sản phẩm của bạn.
Hơn nữa, việc tổ chức các minigame hay giveaway cũng là một lựa chọn không hề tồi mà bạn có thể cân nhắc để giúp shop được nhiều người biết hơn.
Đó là những “tài sản” có giá trị rất cao trong việc tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Đơn giản hoá thủ tục mua hàng
Có nhiều chủ shop mắc sai lầm là tuy website được xây dựng rất tốt, bài viết chất lượng, sau khi trải nghiệm khách hàng đã quyết định mua hàng, nhưng khi đến bước đặt hàng thì thủ tục lại quá sức rườm rà và phức tạp. Nếu khách hàng cảm thấy nhiều rắc rối và bất tiện trong quá trình mua hàng, họ sẽ lựa chọn cách không mua hàng nữa.
Thế nên kinh nghiệm được rút ra từ đây đó là bạn nên hạn chế việc ép buộc khách hàng phải tạo tài khoản thì mới có thể mua được hàng. Bạn chỉ nên yêu cầu người dùng cung cấp những thông tin cơ bản như là họ tên, số điện thoại và địa chỉ cần giao hàng đến khi họ muốn đặt hàng là đủ. Những yêu cầu xác minh thông tin bạn có thể gọi trực tiếp đến khách hàng. Luôn ghi nhớ rằng, hãy cho khách hàng một trải nghiệm mua sắm càng đơn giản, càng thuận tiện càng tốt, lược bỏ những bước không quan trọng và không cần thiết.
Chèn video giới thiệu về sản phẩm
Trong thời đại mà ai cũng trở nên bận rộn như ngày nay, việc người ta phải ngồi đọc một bài viết dài hay thậm chí là xem hình ảnh cũng trở nên tốn thời gian hơn so với lúc trước. Video là một cách giải quyết cho vấn đề này. Trên thực tế, hầu hết những người dùng đều không đủ kiên nhẫn để ở lại một trang web quá lâu, nhưng họ lại sẵn sàng dành từ 2 đến 5 phút để xem hết một video có liên quan.
Khi xem xong các video, khách hàng có thể hình dung về sản phẩm cũng như công dụng và giá trị của nó mang lại cho mình một cách dễ dàng hơn. Và khi đó, họ sẽ bị thuyết phục và muốn mua hàng hơn. Đây có thể nói là một cách để gia tăng tỷ lệ chuyển đổi lượt truy cập website được nhiều doanh nghiệp kinh doanh online ở nước ngoài hay sử dụng.
Chiến lược Remarketing khách hàng cũ
Bạn hãy nhớ rằng không phải khách hàng nào cũng sẽ mua sản phẩm của bạn ngay từ lần đầu truy cập vào website của bạn, mà quyết định đó có thể diễn ra lâu hơn khi họ có thể quay lại website bạn vài lần nữa. Vì thế hãy remarketing nhắm vào những người đã truy cập website trước đây dựa vào những hành động mà họ đã thao tác trên website như nhấn nút “thêm vào giỏ hàng” hoặc click vào sản phẩm nào đó nhưng không mua.
Remarketing thường được triển khai dưới dạng email marketing (gửi một mã code giảm giá đối với những người chưa click “thêm vào giỏ hàng” trên trang web) hoặc retargeting tới những khách hàng đã truy cập website bằng quảng cáo trả phí trên Google, Facebook.
Theo dõi chỉ số trên social platform
Mỗi shop sẽ có các điểm khác nhau, hãy theo dõi và xem xét những chỉ số phân tích trên Facebook Insight, Google Analytics… để hình dung rõ hơn về chân dung khách hàng tiềm năng (nơi sống, tuổi tác, giới tính, sở thích…). Tỷ lệ chuyển đổi lượt truy cập website được biết là tỷ lệ người dùng truy cập vào website rồi sau đó thực hiện việc mua hàng. Đúng là tổng tỷ lệ chuyển đổi lượt truy cập website rất quan trọng, nhưng việc chia nhỏ quá trình mua hàng ra cũng là việc bạn nên làm. Bạn có thể chia nhỏ quá trình này bằng việc tạo thêm nút “Thêm vào giỏ hàng” rồi tiếp đến mới tới “Thực hiện thanh toán” thay vì chỉ thiết kế nút “Thanh toán ngay”. Vì nếu làm như vậy bạn sẽ dễ dàng xác định được rõ điểm “rơi” của khách hàng từ ngay lần đầu tiên truy cập vào website.
Một vài điều cần lưu ý
Nếu những việc trên vẫn không giúp bạn chuyển đổi lượt truy cập website thành đơn hàng hiệu quả, thì những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn nhìn tổng quan hơn và “chữa cháy” nhanh cho tỉ lệ chuyển đổi của trang web:
- Bạn có đang bán sản phẩm đến với đúng đối tượng mục tiêu?
- Đã thử tập trung vào thị trường “ngách” hay chưa?
- Những lượt truy cập vào website có từ những khách hàng mục tiêu không?
- Đã đầu tư vào việc xin feedback từ người quen hay khách hàng chưa?
- Ghi nhớ rằng việc thống kê và theo dõi những chỉ số sẽ giúp cho shop hoạt động hiệu quả hơn.
Hy vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn đọc biết được cách làm sao chuyển đổi lượt truy cập website tối ưu nhất có thể!
Có thể bạn quan tâm: